Phong tục cúng ông Công ông Táo 3 miền
1. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Bắc
Ở miền Bắc người ta thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, bởi họ quan niệm rằng sau sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc sẽ gồm ba bộ mã, trong đó 2 bộ là dành cho hai Táo ông, 1 bộ dành cho Táo bà.
Một điểm đặc trưng văn hóa khác biệt của miền Bắc đối với miền Trung và miền Nam là phần lớn các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ ông Công, ông Táo.
2. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Trung
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Trung được xem là sự pha trộn giữa hai miền Bắc Nam bởi nó vừa có những nét tương đồng với mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc với những món như: Cơm, canh, gà luộc, thịt luộc, nem rán... lại vừa có món xôi chè đặc trưng của người miền Nam.
Trong mâm cỗ cúng ông Táo miền Trung thương có cá ngừ hay là cá thu, đây là món ăn đặc trưng của người dân nơi đây.
Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác.
Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng còn phải có cá thu hoặc cá ngừ, hoa tươi, trái cây và đặc biệt là bộ tượng Táo quân cũ cùng bộ tượng Táo quân mới đặt cạnh nhau.
3. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo miền Nam
Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.
Mâm cúng ông Táo của miền Nam gồm có các món chủ đạo như: nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... kèm thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
Sự khác biệt so với mâm cúng ông Táo của miền Bắc đó là không cúng cá chép, cũng không cúng mũ áo thờ