Mâm cỗ cúng rằm tháng riêng 2025 đầy đủ gồm những gì?
1. Mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng các món mặn
Theo truyền thống của nhiều gia đình, mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng dâng lên bàn thờ thường có 6 đĩa và 4 bát
Trong đó, 4 bát sẽ gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc và 6 đĩa gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm…
Tuy nhiên, số lượng các món ăn sẽ tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như đặc trưng của vùng miền.
2. Mâm cỗ chay cúng trời Phật
Với mâm cơm cúng rằm tháng giêng món chay cũng tương tự như mâm cỗ mặn chỉ thay các món mặn bằng món chay như:
+ Giò chay, thịt gà chay,...
+ Xôi: xôi gấc, xôi đỗ, xôi dừa hạt sen lá dứa,... (thường ưu tiên chọn xôi gấc với màu sắc bắt mắt)
+ Rau củ quả luộc, xào
+ Nấm hải sản chiên, nem chay, nấm rơm chiên xù,...
+ Đậu hũ xào rau củ, đậu hũ sốt chua ngọt, đậu hũ chiên tẩm hành, đậu hũ sốt nấm, miến xào chay,...
+ Canh củ quả hầm
+ Bánh bao chay
3. Những điều cần lưu ý khi cúng Tết Nguyên Tiêu
Dọn dẹp ban thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.
Nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần phật, tổ tiên. Cúc vàng, cúc trắng, hoa hồng, lay ơn… là một số loại hoa tươi có thể dâng lên ban thờ, vừa đẹp vừa ý nghĩa.
Nhiều gia đình làm cả hai lễ: Lễ chay lễ Phật và lễ mặn để lễ thần linh, tổ tiên. Nếu gia đình nào làm hai lễ thì phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương, tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.