
Khám phá làng lụa Hội An làng nghề truyền thống tuổi đời hơn 300 năm
Làng lụa Hội An là làng nghề truyền thống có tuổi đời gần 300 năm tọa lạc giữa lòng Phố Cổ. Nơi đây tồn tại những nét đẹp truyền thống không bị mai một mà còn phát triển vươn tầm thế giới. Đến đây, ngoài được mua sắm các sản phẩm lụa tơ tằm Hội An chính hiệu, bạn còn có cơ hội tìm hiểu một cách chân thực nhất về nghề ươm tơ dệt lụa xứ Quảng có lịch sử hơn 300 năm.
1. Thông tin về làng lụa Hội An
Địa chỉ: số 28 đường Nguyễn Tất Thành, phường Cẩm Phổ, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
Giờ mở cửa tham khảo: 8h - 21h
Làng lụa Hội An là một trong các làng nghề truyền thống ở Quảng Nam. Nơi đây trưng bày, lưu giữ và tái hiện nghề ươm tơ, dệt lụa cổ truyền. Tham quan làng lụa, bạn sẽ được tìm hiểu về nguồn gốc của “con đường tơ lụa trên biển” vào thế kỷ XVII.
Làng nghề Hội An này đang sở hữu bộ sưu tập 100 áo dài duyên dáng và các trang phục truyền thống độc đáo của 54 dân tộc Việt Nam.
2. Giá vé & Các loại hình tham quan Làng Lụa Hội An
Làng Lụa Hội An mở cửa đón khách tham quan từ 8:00 đến 21:00 hàng ngày. Để khám phá làng nghề, bạn có thể lựa chọn các hình thức vé và tour sau:
Vé tham quan phổ thông: 50.000 VNĐ/người. Với vé này, bạn được tự do tham quan và tìm hiểu các khu vực chính của làng lụa.
Vé Buffet trưa/tối: 300.000 VNĐ/người. Vé bao gồm tham quan và thưởng thức buffet ẩm thực tại nhà hàng của làng lụa.
Tour ngắn (45 phút): 100.000 VNĐ/người, khởi hành từ 8:00 – 17:00. Tour có hướng dẫn viên, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy trình làm lụa và trải nghiệm nhanh một số công đoạn.
Tour dài (4 tiếng): 595.000 VNĐ/người, khởi hành lúc 9:00 hoặc 14:00. Tour chuyên sâu với hướng dẫn viên, khám phá chi tiết quy trình dệt lụa, thực hành dệt lụa và bao gồm bữa trưa hoặc tối tại nhà hàng làng lụa.
3. Nên đến làng lụa Hội An vào thời gian nào?
Hội An nói chung và Làng Lụa Hội An nói riêng đẹp nhất vào những tháng hè và đầu thu, từ tháng 2 đến tháng 8. Thời tiết lúc này thường mát mẻ, dễ chịu và ít mưa, rất lý tưởng cho các hoạt động tham quan, trải nghiệm. Trong đó, tháng 3 và tháng 4 được xem là thời điểm đẹp nhất trong năm, bởi chưa bước vào mùa cao điểm du lịch nên bạn có thể thoải mái khám phá mà không lo quá đông đúc.
Ngược lại, tháng 10 và tháng 11 là mùa mưa, đôi khi có bão, dễ ảnh hưởng đến lịch trình di chuyển và trải nghiệm của bạn, nên cần cân nhắc khi lên kế hoạch.
Bạn có thể ghé thăm Làng Lụa vào buổi sáng hoặc chiều, vì phần lớn các hoạt động tham quan diễn ra bên trong các công trình nhà cổ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực truyền thống ngay tại làng, thì thời điểm lý tưởng nhất là vào buổi trưa hoặc chiều tối, khi không khí mát mẻ và các món ăn cũng được phục vụ phong phú hơn.
4. Những hoạt động trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến làng lụa Hội An
4.1. Khám phá kiến trúc nhà rường truyền thống
Bắt đầu hành trình, du khách sẽ được bước vào không gian của những ngôi nhà rường cổ kính, được phục dựng và sưu tầm từ khắp nơi. Ngôi nhà rường rộng lớn, trang nghiêm, Tại ngôi nhà lớn chính giữa đặt trang trọng bàn thờ Bà chúa Tằm Tang – người được xem là có công lớn trong việc phát triển nghề dệt và đưa lụa Hội An vươn tầm thế giới.
4.2. Chiêm ngưỡng bộ sưu tập áo dài và trang phục 54 dân tộc
Bên trong nhà truyền thống là một bộ sưu tập ấn tượng với khoảng 100 bộ áo dài truyền thống đại diện cho các giai đoạn phát triển nghề lụa và văn hóa Việt qua hơn 3000 năm. Nơi đây còn trưng bày trang phục của 54 dân tộc anh em, tái hiện sống động sự đa dạng văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam.
4.3. Tìm hiểu văn hóa Chăm và quy trình dệt lụa cổ
Du khách sẽ có dịp hiểu rõ hơn về quy trình nuôi tơ, dệt vải của người Chăm cổ – một nền văn hóa lâu đời từng rất nổi bật ở Đông Nam Á. Từng công đoạn, từ chọn sợi bông, tạo hoa văn đến dệt thủ công đều được trình bày tỉ mỉ và sinh động.
4.4. Tham quan vườn dâu tằm cổ thụ
Đừng quên dừng chân tại vườn dâu cổ thụ, nơi có cây dâu cao hơn 10m, được cho là có từ thời Chăm Pa. Ngoài ra, bạn còn được tìm hiểu về giống dâu lá bầu đặc trưng của Quảng Nam, một loại cây đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao để phục vụ cho việc nuôi tằm.
4.5. Trải nghiệm quy trình ươm tơ – dệt lụa
Tại nhà tơ tằm, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình nấu kén lấy tơ, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ từ người nghệ nhân. Sau đó, đến với nhà dệt Chăm, bạn có thể tận tay thử dệt lụa trên khung cửi gỗ truyền thống – một trong những trải nghiệm thú vị nhất tại làng lụa.
4.6. Tham quan nhà trưng bày tơ lụa và thử mặc trang phục lụa
Trong nhà trưng bày sản phẩm tơ lụa, du khách có thể chiêm ngưỡng và thử khoác lên mình những bộ trang phục được làm từ lụa Hội An cao cấp. Đây cũng là nơi lý tưởng để bạn check-in với những dải lụa nhiều màu sắc, mềm mại.
4.7. Học cách phân biệt lụa thật – giả
Một hoạt động thú vị và bổ ích khác chính là học cách nhận biết lụa thật và lụa giả. Qua sự hướng dẫn của các nghệ nhân, bạn sẽ biết cách thử bằng lửa để phân biệt chất liệu – một kỹ năng độc đáo không phải ai cũng biết.
>>>Gợi ý mẫu đầm lụa cho mùa hè này