Tranh tố nữ - Ca ngợi sự tài hoa của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa
News

Tranh tố nữ - Ca ngợi sự tài hoa của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa

 

Điều đặc sắc của tranh Hàng Trống nói riêng và tranh dân gian Việt Nam nói chung đó là:

Trước kia, mọi người tưởng tranh chỉ nhằm giới thiệu nét đẹp tố nữ với vẻ đẹp mượt mà thanh cao của mỗi nàng, vừa sinh động, vừa duyên dáng. Thiếu nữ với mắt phượng mày ngài, cổ cao ba ngấn, tóc đuôi gà, đây là vẻ đẹp tiêu chuẩn của thiếu nữ một thời. Nghệ nhân vẽ tranh chỉ mượn các đạo cụ biểu diễn để tạo dáng cho các nàng thêm sinh động hơn.

 

Quan sát kĩ ta thấy: Các thiếu nữ đang ở tư thế hòa tấu. Bốn cô có chiều cao không bằng nhau từ thấp đến cao: Cô cầm quạt thấp nhất, đến cô cầm sênh tiền, rồi đến cô thổi sáo và cô gảy đàn là cao nhất. Theo tìm hiểu với bốn đạo cụ này thì tiếng đàn cho âm sắc cao nhất, tiếp đến là tiếng sáo, rồi đến tiếng lách cách của sênh, sau cùng là tiếng phất gió nhẹ nhất của quạt. Đây chính là điểm mấu chốt của lối vẽ tranh mượn hình gửi ý của các nghệ nhân thời xưa. Họ lấy chiều cao số học để biểu lộ các cung bậc cao thấp của âm thanh, từ đó ca ngợi vẻ đẹp âm thanh của các đạo cụ này. Chính vì thế, Tố nữ đích thực là bức tranh siêu thực, ở đây vẻ đẹp không nằm ở chỗ tả người mà ý tưởng của nghệ nhân làm tranh tứ bình Tố nữ chính là ở điểm sâu sắc đó.

 


Trong dân gian cũng có câu truyện Bích Câu kỳ ngộ, có nội dung liên quan đến bức tranh Tố Nữ. Đó là vào đời Lê Thánh Tông, có một thư sinh tên là Trần Tú Uyên, khi đi chơi chợ Cầu Đông, chàng đã mê mẩn một bức tranh Tố Nữ và mua, chàng đem về nhà và treo ở thư phòng. Hàng ngày cứ đến mỗi bữa ăn, chàng lại dọn hai cái bát, hai đôi đũa rồi mời Tố Nữ trong tranh cùng ăn. Thỉnh thoảng chàng lại trò chuyện, đối đãi với cô như người sống thực. Thế rồi một hôm, Tú Uyên ở trường học về, thấy mâm cơm đã dọn sẵn. Ngày hôm sau chàng giả các ra đi, nhưng lẻn về đứng rình một chỗ thì quả nhiên thấy Tố Nữ trong tranh hiện ra thành người thực…

 

Trên tranh dân gian Tố Nữ Việt Nam vẽ bốn thiếu nữ mặc áo dài Việt Nam lại đề tựa thơ tiếng hán, chứ không phải tiếng Việt? Câu chuyện Bích Câu kỳ ngộ trên cho thấy Bộ tranh Tố Nữ đã ra đời trước thời lê Thánh Tông (1492 - 1497). Trong khi đó, tác phẩm chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh đầu tiên được biết đến nay là Bộ từ điển Việt - Bồ - La của nhà truyền đạo Alexandre de Rhodes ra đời năm 1651 và mãi đến tận thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng phổ biến. Chính vì thế mà bốn bài thơ trên bộ tranh nguyên gốc được viết bằng tiếng Hán.

Bản bằng tiếng Hán Việt và lược dịch ra tiếng Việt của bốn bài thơ như sau:

 

Cô Thổi Sáo

Thùy gia ngọc định ám phi thanh

Tán nhập xuân phong mãn Lạc Thành

Thử dạ khúc Trung văn chiết liễu

Hà nhân bất khởi cổ viên tình.

Lược dịch:

Nhà ai sáo mọc tiếng màng

Theo gió xuân vào khắp Lạc - Dương

Văng vẳng đêm nay bài “Chiết liễu”

Ai người không chạnh nỗi tha hương.

 

Cô Cầm Quạt

Hồng nha thôi phách yến phi mang

nhất phiến hành vân đáo họa đường

Vũ bãi, cao liêm thâu mực tống

Bất tri thùy thị Sở Tương Vương.

Lược dịch:

Thẻ hồng dồn phách én bay phăng

Lửng thửng guồng mây đến họa đường

Múa hết, rèm cao đưa khóc hạnh

Chẳng ai hay đó Sở Tương Vương.

 

Cô Cầm Sênh

Nhất điểm anh đào khải giáng thuần

Lưỡng hàng toái ngọc phuốn dương xuân

Hòa hoa phong niệu thiên chi mận

Án triệt Dương châu liên bộ tân.

Lược dịch:

Môi son vừa hé nụ anh đào

Răng ngọc hai hàng nhả điệu cao

Trước gió nghìn cành hoa nhún nhảy

Gót sen lần nhịp đến Dương - Châu.

 

Cô Gảy Đàn

Song tiền đối nguyệt sơ minh

Hảo bả cầm lai khúc điển tình

Đàn tả huy âm vi nhã thú

Chỉ tương ngọc luật tự âm thanh

Lược dịch:

Trước song ngồi nhắm nguyệt đầu canh

Ôm chiếc cầm trăng dạo khúc tình

Đàn tả huy âm vi nhã thú

Chỉ tương ngọc luật tự âm thanh.