Tết nguyên tiêu là gì? Ý nghĩa ngày tết nguyên tiêu
News

Tết nguyên tiêu là gì? Ý nghĩa ngày tết nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Tết Nguyên Tiêu là Tết gì và được tổ chức vào ngày nào. Ngoài ngày Tết cổ truyền thì Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày lễ quan trọng trong năm đối với tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam

1. Tết Nguyên tiêu là ngày gì?

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng Nguyên. Thời điểm Tết diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, thường kéo dài 2 ngày từ ngày 14 tới ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Theo nghĩa đen của từ Tết Nguyên tiêu thì chữ “nguyên” mang nghĩa là thứ nhất, còn chữ “tiêu” mang ý nghĩa là đêm. Vì thế, gọi ngày rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu còn thể hiện ý nghĩa đây là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

2. Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu

Theo nhiều tài liệu cho biết, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán tại Trung Quốc. Vào thời điểm lúc bấy giờ, mọi người thường tổ chức lễ hội rước đèn vô cùng long trọng. Câu chuyện bắt đầu khi các cung nữ ở trong cung thường nhớ nhà nhưng lại không thể rời khỏi hoàng thành. 

Tết Nguyên Tiêu
Lễ hội lồng đèn tại Trung Quốc

Lúc này, Đông Phương Sóc – viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã thấu cảm nỗi nhớ nhà của các cung nữ. Ông hiến kế với nhà vua rằng rằm tháng giêng, vua cùng người nhà nên lánh nạn ở trong cung. Đồng thời cho treo đèn lồng đầy sân để giả cảnh lửa cháy nhằm lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đồng ý và từ đó vào ngày rằm tháng giêng hằng năm, cả nước đều treo lồng đèn. Nhờ vậy mà các cô cung nữ có thể gặp được người thân của mình. 

Ngày lễ này đã được lưu truyền qua hàng trăm năm và lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam đã được biến tấu để phù hợp với văn hóa nước ta. Vậy nên việc đón dịp Tết này trong nước cũng có đôi chút khác biệt so với Trung Quốc.

3. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, Nguyên nghĩa là thứ nhất và Tiêu nghĩa là đêm. Ngoài ra, người Việt Nam còn gọi ngày này là Tết Thượng Nguyên. Mục đích là để phân biệt với Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).

Đây là một ngày lễ quan trọng đối với người Phật Giáo. Tất cả là bởi vì hai câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” và “lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng giêng”.

Vào ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên cũng như Phật tổ. Đồng thời cầu mong năm mới được nhiều bình an, may mắn, tài lộc sung túc.

Tùy theo từng gia đình mà mâm cỗ vào ngày Tết Nguyên Tiêu sẽ ít hay nhiều. Tuy mỗi gia đình có thể chuẩn bị những mâm cỗ khác nhau. Nhưng mục đích vẫn là thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và Phật tổ của mình.

4. Tập tục, lễ hội Tết Nguyên tiêu ở nước ta

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm tháng Giêng, là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành. Ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, Tết Nguyên Tiêu có nhiều lễ hội, hoạt động đặc biệt.

Ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cộng đồng người Hoa sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú tại các Hội quán, gia đình như: các nghi thức lễ, diễu hành, trình diễn ca kịch cổ truyền, múa lân sư rồng, đố chữ, thư pháp, thư họa, trình diễn âm nhạc,...

Ở Việt Nam vào ngày lễ này các Phật tử các nơi đều kéo về viếng chùa lễ Phật cầu mong gia đạo bình an