Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng, đặc sắc nhất 3 miền
News

Các lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng, đặc sắc nhất 3 miền

Các lễ hội ở Việt Nam như một “bảo tàng sống” về văn hóa, phong tục - tập quán, lịch sử riêng của từng địa phương. Đây là sự kiện để bày tỏ tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết ơn và tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc hay thần linh có công với đất nước.

1. Lễ hội ở miền Bắc nổi tiếng - lễ hội Đền Hùng.

Lễ hội Đền Hùng (ngày Giỗ tổ Hùng Vương) là một trong các lễ hội lớn ở Việt Nam được tổ chức hằng năm tại Phú Thọ. Lễ hội diễn ra từ ngày 01 - 10/03 Âm lịch để tưởng nhớ về công lao dựng nước của 18 vị vua Hùng. Đây là sự kiện văn hóa nổi tiếng để tất cả người dân Việt Nam hướng về nguồn cội, tổ tiên và thể hiện tinh thần đoàn kết của một đất nước. 

Lễ hội Đền Hùng có 2 phần chính:

  • Phần tế lễ trọng thể được tổ chức vào ngày chính hội (10/03 Âm lịch) và bắt đầu bằng lễ dâng hương trang trọng tại đền Thượng. Đồ tế lễ gồm có mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh dày, lợn, bò…

  • Phần hội gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như các trò chơi dân gian (cồng chiêng, thi gói và nấu bánh chưng, đánh trống đồng, kéo cơm thổi lửa…), biểu diễn nghệ thuật (hát ca trù, múa hát xoan…).

Lễ hội đền Hùng, bảo tồn gắn với phát triển du lịch | Tạp chí du lịch

Lễ hội Đền Hùng là một trong các lễ hội ở Việt Nam đã ăn sâu vào tâm thức của dân tộc Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam - lễ hội chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương là một trong các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Lễ hội được tổ chức tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội và kéo dài từ mùng 06/01 - tháng 3 Âm lịch, thường tấp nập nhất từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng Hương Sơn, hàng triệu Phật tử lại cùng nhau nô nức trẩy hội về chùa Hương. Lễ hội du xuân này mang nét đẹp tín ngưỡng của Bắc Bộ và là dịp cầu may đầu năm của nhiều du khách.

Lễ hội chùa Hương có phần nghi lễ trang nghiêm với nghi thức dâng hương, dâng đàn đặc sắc. Phần hội gồm nhiều trò chơi hấp dẫn như hát chèo, leo núi, chèo thuyền, hát chèo văn…

Lễ hội chùa Hương - một trong các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

3. Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội Tháp Bà  Ponagar (lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu/Lễ vía Bà) là một trong các lễ hội ở Việt Nam không thể bỏ lỡ khi du lịch nha trang vào dịp 20 - 23/03 Âm lịch hằng năm, Địa điểm tổ chức: Di tích lịch sử, văn hóa Tháp Bà Ponagar, đồi Cù Lao, P. Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, T. Khánh Hòa

. Lễ vía Bà được tổ chức để tôn vinh Bà Ponagar - người đã dạy dân cách chăn nuôi, dệt vải, trồng lúa.

Trong lễ hội tại Tháp Bà  Ponagar Nha Trang sẽ có nhiều hoạt động độc đáo như:

  • Lễ thay y với nghi thức dâng nhang, trầm hương, trái cây, hoa và chủ tế khấn vái.

  • Lễ thả hoa đăng với những ngọn nến, hoa, hàng ngàn chiếc hoa đăng lớn nhỏ được thả trên sông nhằm cầu siêu cho những vong linh.

  • Lễ cầu quốc thái dân an là đại lễ cầu cho đất nước thanh bình, thịnh vượng, phồn vinh, người dân ấm no.

  • Lễ cúng thí thực là nghi lễ dâng Mẫu trang nghiêm…

>>> Gợi ý: Trang phục mang nét hoài niệm truyền thống

4. Lễ hội Cầu Ngư miền Trung Việt Nam

Lễ hội Cầu Ngư là một trong các lễ hội ở Việt Nam thường được tổ chức sau Tết Âm lịch, khoảng tháng 3 Dương lịch hằng năm và tùy vào từng địa phương. Đây là lễ hội của các ngư dân vùng biển để cầu cho một năm thuận hòa, cá tôm đầy khoang, đi biển an toàn.

Bạn có thể tham gia lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng, lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa, Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Bình… Lễ hội Cầu Ngư có nguồn gốc từ tục thờ Ông Nam Hải - loài cá Voi có thân hình to lớn nhưng rất hiền hòa, hay cứu giúp ngư dân khi họ gặp nạn trên biển. 

Lễ hội Cầu Ngư là một trong các lễ hội ở Việt Nam có nguồn gốc từ miền biển (Ảnh: Sưu tầm)