Tranh Đông Hồ- nét đẹp văn hóa đặc sắc
News

Tranh Đông Hồ- nét đẹp văn hóa đặc sắc

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề cổ truyền thống với lịch sử hơn 400 năm tuổi. Là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống của người Việt chúng ta. Sự nổi tiếng của làng tranh chủ yếu bắt nguồn từ những bức tranh Đông Hồ độc đáo, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của người dân ta vào thời xưa.

1. Giới thiệu về làng tranh Đông Hồ

Cách Hà Nội chừng 35km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống do cách Hà Nội không xa, khoảng 35km nên địa điểm này còn được gọi là làng tranh Đông Hồ Hà Nội., làng Hồ hay Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền, có tên Nôm là làng Mái nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.

Những bức tranh Đông Hồ mang nét đẹp độc đáo và mang nét rất riêng. Ảnh: iVIVU

Làng tranh Đông Hồ đã trải qua hơn 400 năm lịch sử, với hơn 17 dòng họ theo nghề khắc tranh gỗ truyền thống. Nghệ nhân khắc tranh Đông Hồ luôn được đánh giá cao về trình độ và tay nghề điêu luyện. Với ấn tượng về sự lâu dài và tài năng của người làm tranh, người ta thường ghé thăm để trải nghiệm không khí truyền thống và văn hóa tại làng tranh Đông Hồ.

2. Tranh dân gian Đông Hồ có gì đặc biệt

Tranh Đông Hồ nổi bật nhờ gắn liền với làng quê thôn xóm, với đời sống bình dị của người dân nông thôn, rất gần gũi với cộng đồng người dân Việt. Người làng Hồ biết cách chắt lọc, áp dụng các chất liệu từ thiên nhiên để tạo nên màu sắc truyền thống, vừa tươi, vừa có độ bền cao: màu chàm từ cây lá Chàm, c, màu đỏ thắm từ vỏ cây Van, màu đen từ tro cây lá Tre hoặc tro Voan,...

Tranh Đông Hồ sử dụng màu sắc từ những nguyên liệu tự nhiên (Ảnh: Sưu tầm)

Giấy dùng in tranh là giấy dó được làm từ vỏ cây dó, với đặc tính xốp, mềm, mỏng, dai, dễ hút màu mà khi in không bị nhòe. Trên giấy được quét lên một lớp hồ điệp có nét sáng óng ánh rất đặc thù

Để làm nên những bức tranh sinh động, người thợ cần có ván in. Ván khắc in tranh gồm 2 loại: ván in màu và ván in nét. 

  • Ván in nét thường được làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị. Dụng cụ khắc ván in là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve được làm từ thép cứng. 
  • Ván in màu làm từ gỗ mỡ vì có khả năng giữ màu cao hơn.

Ván in tranh dân gian Đông Hồ được làm từ các loại gỗ có khả năng giữ màu cao (Ảnh: Sưu tầm)

Quy trình làm tranh dân gian Đông Hồ gồm các bước như sau:

  • Bước 1 - Chuẩn bị giấy Dó: Sau khi hái từ rừng về, người thợ sẽ giã nhỏ, rây thành bột mịn và chế biến thành giấy Dó.
  • Bước 2 - In tranh: Người thợ in màu lên tranh để tạo hình thù. Thông thường, một bức tranh cần có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
  • Bước 3 - Phơi tranh: Sau khi in xong, tranh cần phơi khô để không bị lem và bền màu.

3. Khám phá nét đẹp làng tranh Đông Hồ

Để có trải nghiệm tốt nhất khi thăm làng tranh Đông Hồ, bạn có thể ghé thăm và tham quan vào tất cả các ngày trong tuần. Thường thì từ tháng 1 đến 3 âm lịch được coi là thời điểm lý tưởng nhất để bạn xách balo lên và đến làng tranh vì khi ấy không khí khá dịu dàng và mát mẻ, giúp bạn cảm nhận hết những nét đặc sắc của làng tranh.

Nếu bạn có cơ hội ghé thăm vào dịp từ ngày 14/3 đến 16/3 âm lịch, bạn sẽ được tham gia vào một trải nghiệm độc đáo và thú vị với lễ hội tranh. Hàng năm, lễ hội tranh tại Thuận Thành, Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách đến để thưởng thức không khí sôi động và màu sắc của lễ hội làng quê.

4. Tự tay làm bức tranh Đông Hồ

Tại đây, bạn sẽ lựa chọn đề tài, ý nghĩa, bố cục và màu sắc cho bức tranh của mình. Sử dụng bút lông và mực Nho, bạn sẽ tạo ra một bức tranh mẫu trên giấy mỏng và phẳng sau đó sẽ được sử dụng để khắc ván.

Tiếp theo là công đoạn khắc ván, nơi mỗi màu trong tranh mẫu đều đòi hỏi một bản khắc riêng. Bạn sẽ sử dụng ván được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực, có thớ đa chiều để mang lại sự mềm mại cho bức tranh cũng như giúp quá trình khắc trở nên dễ dàng hơn. Bằng bộ ve với 30-40 mũi đục thép cứng, bạn sẽ tạo ra các chi tiết nhỏ và tinh xảo trên ván.

Quá trình in tranh là bước tiếp theo, nơi bạn sẽ nhúng thét làm từ lá thông vào chậu màu. Thét được quét đều lên mặt bìa và ván in. Bạn sẽ đặt ván lên bìa và ấn xuống để màu thấm đều. Sau đó, ván in sẽ được nâng lên và tranh được gỡ ra khỏi ván in. Bức tranh sau đó sẽ được phơi khô, và quy trình in sẽ được lặp lại cho đến khi tất cả các màu được thêm vào. Bản nét đen thường được in cuối cùng.

Tự làm tranh Đông Hồ là trải nghiệm thú vị. Ảnh: Thành cổ Quảng Ngãi