Du xuân, đi lễ đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt
News

Du xuân, đi lễ đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt

Du xuân đi lễ đầu năm luôn là một nét đẹp văn hóa trong tâm thức của rất nhiều người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Vào những ngày tiết trời dung dị, yên bình, lòng người cũng nô nức hoan ca hòa mình vào tiết trời mùa xuân.

1. Du xuân, đi lễ là gì

Du xuân là một phong tục truyền thống của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán. Dịp đầu xuân năm mới, có người chọn đi du lịch tại những vùng đất xa xôi, có người đi chùa vãn cảnh, xin lộc đầu năm, cũng có những người chỉ đến nhà họ hàng, bà con cô bác, bè bạn thăm hỏi, chúc Tết. Không cần phải đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, du xuân chỉ đơn giản là ra khỏi nhà để tận hưởng không khí mùa xuân ấm áp, ngắm nhìn vạn vật nảy nở, sinh sôi

2. Ý nghĩa việc du xuân, đi lễ đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm còn là dịp để gia đình và bạn bè gắn kết. Sau khi thắp hương, mọi người thường trò chuyện, chúc tụng nhau những lời tốt đẹp đầu năm. Những ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong hay những công trình mới xây đều thu hút dòng người tới thắp hương và bày tỏ lòng thành kính

Du xuân, đi lễ đầu năm cầu may mắn, cầu mong một năm mới an lành, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc bình an, du xuân còn là cách để thư giãn, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, không khí trong lành của mùa xuân và những phong tục truyền thống của dân tộc.

Ảnh: ĐING ĐANG

3. Những địa điểm du xuân, đi lễ nên đi đâu?

  • Những địa điểm tâm linh nổi bật: Các ngôi chùa, đền như là Chùa Hương (Hà Nội), Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh),... là điểm đến du xuân quen thuộc mỗi độ năm mới sang, thu hút hàng triệu du khách hành hương cầu bình an, tài lộc.

  • Nếu yêu thích không gian khoáng đạt, bạn có thể ghé vịnh Hạ Long, hay đến Mộc Châu (Sơn La) với sắc hoa mận, hoa đào rực rỡ cũng là điểm đến tuyệt vời trong mùa xuân

  • Thưởng thức không gian văn hóa cổ truyền: Du khách có thể đến tham quan các cố đô, bảo tàng, di tích lịch sử vào mùa xuân để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa xưa. Đây là cách tuyệt vời để vừa khám phá cảnh đẹp, vừa tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc.

4. Những lưu ý khi du xuân, đi lễ

Nên đi sớm hoặc tránh những ngày cao điểm để hạn chế tình trạng chen lấn, giúp chuyến đi diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời, lên kế hoạch trước về lộ trình, phương tiện di chuyển để tránh tình trạng tắc đường hoặc quá tải tại các điểm du lịch tâm linh.

Khi đến chùa, mọi người thường mặc trang phục trang nhã, trang phục đi chùa nên sạch sẽ, gọn gàng, không ăn mặc quần áo quá ngắn; trang điểm nhẹ nhàng, không xịt nước hoa quá nồng. Ngoài ra, đền chùa là nơi thanh tịnh nên tránh cho trẻ em đùa nghịch gây ồn ào, to tiếng.